Đối với người Việt Nam, khế là một loại trái cây vô cùng dân
giã và quen thuộc. Nó không chỉ được nhắc đến trong các truyện tích, câu hát,
lời thơ mà còn phổ biến trên các bàn ăn từ nông thôn đến thành thị. Liên
tưởng đến câu “Ăn khế trả vàng”, không ngoa nếu hiểu rằng, ăn khế cũng là một
phương pháp vàng cho sức khỏe.
Quả khế có rất nhiều công dụng tốt
cho sức khỏe mà không phải ai cũng biết đến. Khế là một trong
những trái cây ít calorie nhưng lại chứa 1 danh sách đầy ấn tượng các chất dinh
dưỡng thiết yếu, theo phân tích trung bình 100gr khế chứa tới 21,2 mg vitamin C, 33kcl năng
lượng, 2,7 gr chất xơ, 0,35 chất béo, các chất dinh dưỡng khác như: kali,
photpho, magie, axit tartric, oxalic, succinic, citric…
Vị chua của khế là do các axit hữa cơ, khế chua có tác dụng chữa bệnh nhiều hơn khế ngọt. Không chỉ mang lại cảm giác ngon
miệng khi dùng kèm với thực phẩm trong bữa ăn, vitamin C trong khế còn giúp
tăng cường sức đề kháng, có thể ngăn ngừa và trị bệnh cảm, đồng thời giúp cơ
thể tổng hợp chất collagen làm da dẻ hồng hào và tươi trẻ hơn. Một cốc nước ép
khế vừa giúp bạn giải nhiệt, bổ sung năng lượng mà còn có tác dụng tích cực
trong việc tiêu hao mỡ tích tụ dưới da. Lượng chất xơ trong khế có thể giúp
ngăn chặn sự hấp thụ cholesterol, ngừa xơ vữa động mạnh đồng thời hỗ trợ thiết
yếu trong quá trình chuyển hóa chất béo, giúp giảm cân nhanh chóng và an toàn. Ngoài
ra, theo Science & Vie, thì khế chua có tính năng kháng ô xy hóa, kháng
viêm và ngăn ngừa tiểu đường rất cao, nên được sử dụng trong điều trị vài chứng
bệnh về gan.
Hơn thế nữa, Y học cổ truyền của nhiều nước dùng khế để cải
thiện sức khỏe sau những cơn say bí tỉ và trị say nắng... Nước ép từ quả khế còn
có tác dụng hỗ trợ trong điều trị bệnh chàm bằng cách thoa trực tiếp vào những
vùng da bị ảnh hưởng. Người mắc bệnh đái tháo đường cũng có thể cắt quả khế ra
và đun sôi với một chén nước ở lửa nhỏ đến khi còn lại khoảng nửa chén, chia ra
uống 2 lần/ngày. Ăn khế rất có lợi với những người bị rụng tóc do chứa hàm
lượng vitamin nhóm B cao, cần cho sự tăng trưởng của tóc, trong đông y còn dùng
hoa khế để trị bệnh sốt rét, lấy lá khô chữa ung loét đường tiêu hóa.
Lưu ý: Những người mắc các bệnh về thận cần tránh ăn khế vì
khế có chứa nhiều oxalic acid. Chất này sẽ tích lũy ở những quả thận yếu ớt.
Dấu hiệu nhận biết cơ thể không thích hợp để ăn khế là sau khi ăn khế từ 1-5
giờ, cơ thể cảm thấy buồn nôn, ói mửa, nấc cụt, mất ngủ.. Không nên ăn khế vào
những lúc đói. Tốt nhất là bạn nên kết hợp khế với các thực phẩm khác để tạo thành một món ăn
bổ dưỡng.
Các món ăn từ trái khế thì vô cùng phong phú Sau đây là hai
món chế biến với khế mà bạn có thể tham khảo.
·
Ốc
nhồi nấu khế
Chuẩn bị:
- 1kg ốc to
- 3-4 quả khế chua
- Lá lốt, là tía tô, giá sống
- Các gia vị cần thiết
Cách chế biến
- Ốc sau khi ngâm với nước vo gạo hoặc nước có cắt vài quả
ớt để nhả sạch chất bẩn đem rửa sạch, để ráo.
- Cho ốc vào nồi xâm xấp nước, bắc lên bếp luộc chín.
- Dùng tăm khều từng con ốc và để riêng ra bát.
- Khế chua rửa sạch, cắt thành từng miếng hình ngôi sao, dày
chừng 1–1,5cm.
- Cho nồi lên bếp, phi thơm ít tỏi băm, trút ốc vào xào, nêm
ít gia vị, sa tế, nước mắm cho ngấm đều từng con ốc.
- Từ từ chế nước luộc ốc vào, thêm ít nước cho vừa đủ dùng
(hoặc nước hầm xương càng ngon), tiếp đến là khế chua, đun liu riu với lửa nhỏ.
- Nêm nếm lại gia vị một lần nữa, khi nào gần ăn cho lá lốt
thái nhỏ vào.
Món này ăn cùng với cơm hoặc bún tươi, kèm với ít giá sống
hay hoa chuối, đậu phụ rán vàng.
·
Ô mai khế xào:
Chuẩn bị:
- 800g khế xào
- 250g đường cát trắng
- 1 lát gừng
- Muối
- 1 miếng vôi tôi
Cách
làm:
- Khế rửa sạch với nước muối pha loãng, cắt bỏ
diềm, ngâm vào âu nước lạnh có pha một ít muối khoảng 30 phút.
- Vớt khế ra rổ cho ráo nước, dùng dao tách
riêng từng múi theo chiều dọc, ngâm khế vào âu nước vôi trong, từ 6 đến 7 tiếng.
- Tiếp theo vớt khế ra rổ, xả dưới vòi nước lạnh
nhiều lần cho thật sạch để khử hết mùi vôi. Đổ khế ra rổ cho ráo nước.
- Cho đường vào khế, ướp khoảng từ 2 đến 3 tiếng.
- Sau đó cho khế vào nồi, đun lửa nhỏ từ 15 đến
20 phút đến khi hỗn hợp nước đường chuyển thành màu vàng cánh gián thì nhanh
tay cho gừng vào đun cùng. Thỉnh thoảng bạn nhớ vớt bỏ bọt.
- Tiếp tục đun đến khi hỗn hợp khế dẻo quánh lại,
tắt bếp, xếp khế lên vỉ cho ráo nước đường.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét