Ai cũng biết dứa là loại trái cây cực tốt mà thiên
nhiên ban tặng cho sức khỏe con người. Trong dứa có nhiều sinh tố A, B, C, chất xơ pectin và rất nhiều các
thành phần dinh dưỡng có giá trị khác: nước 75,7%, protid 0,68%, lipid 0,06%,
glucid 18,4% (saccharose 12,43%, glucose 3,21%), chất chiết xuất 4,35%, tro
1,24%. Còn có acid citric, acid malic, bromelin, iod, magnesium, mangan,
kalium, calcium, phosphor, sắt, lưu huỳnh.
Nhiều
người thích ăn dứa và dùng nó trong chế biến các món ăn thường ngày bởi mùi vị
thơm ngon, đầy kích thích, bởi sự bổ dưỡng và tác dụng làm đẹp không ngờ từ nó.
Tuy nhiên, nếu ăn dứa không đúng cách, rất có thể chúng sẽ gây phản tác dụng và
ảnh hưởng không tốt đến cơ thể bạn đấy.
Dứa
chứa chất bromelain, loại enzyme thủy phân protid có tác dụng làm mềm thịt quả,
tạo nên mùi vị chua ngọt, thơm ngon, kích thích vị giác, giải nhiệt, đồng thời làm
giảm sưng tế bào mềm khi bị thương hoặc giảm viêm sau giải phẫu… Từ 1963, bromelin của dứa
đã được dùng vào điều trị bệnh rối loạn tiêu hóa dạ dày, ruột, giảm di căn của
các bệnh ung thư.... Nhưng,
cũng chính chất này là nguyên nhân chính có thể gây nên biểu hiện dị ứng da cho
người sau khi ăn nó.
Vì
lí do nào đó bạn phải uống các thuốc kháng sinh như Amoxicillin, tetracycline,
chloramphenicol, nên tránh ăn dứa bởi chất bromelain có thể gia tăng sự hấp thụ
các kháng sinh này và làm cho mức độ thuốc trong máu lên cao. Ăn dứa tươi có
tính kháng khuẩn, kháng virus cảm cúm, giúp bài tiết các độc tố... Tuy nhiên,
ăn dứa khi bụng đói sẽ tác động không tốt đến niêm mạc dạ dày, ruột của bạn, dễ
gây nôn nao, khó chịu bởi các acid hữu cơ của dứa và bromelin tác động mạnh
vào.
Ngoài
ra dứa cũng có chất tyrosine, trùng với chất tyrosine được tiết ra ở một vài u
bướu hạch nội tuyến. Do dó, bệnh nhân nên tránh ăn loại quả này khoảng một tuần
trước khi xét nghiệm máu tìm u bướu để tránh kết quả sai lệch, không chính xác.
Một vài báo cáo khoa học cho hay là trên mắt vỏ dứa có một hóa chất không tốt
cho sức khỏe. Vì thế, tốt nhất là nên tránh ăn mắt dứa. Khi còn xanh, dứa không
những không ăn được mà đôi khi gây ra kích thích cuống họng và tiêu chảy. Ăn
quá nhiều lõi dứa có thể tạo ra cục chất xơ trong ruột. Các nhà nghiên cứu cho
rằng, dứa chín có thể thay thế được các loại thuốc chống đông (coumarin,
warfarin…) vốn là những chất thường gây nhiều tác dụng phụ chảy máu cho cơ thể,
do đó với những người bị chảy máu cam, sốt xuất huyết, vết thương lớn, băng
huyết… dùng dứa không an toàn cho cơ thể.
Đối
với phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú, ăn dứa tươi quá nhiều là nguyên
nhân làm hạ thấp lượng estrogen trong cơ thể, làm tắc sữa, giảm magnesium rất
không an toàn cho thai nhi. Đối với trẻ nhó, các glycosides trong
dứa có thể gây tác động tới niêm mạc miệng, trẻ sau khi ăn xong có thể sẽ cảm
thấy ngứa, rát và khó chịu, hydroxytryptamine có thể khiến co thắt cơ. Ăn quá
nhiều dứa sẽ gây tác động tới huyết áp và trẻ sẽ cảm thấy nhức đầu, ngoài ra
hydroase cũng là nguyên nhân gây dị ứng, cơ thể trẻ có thể bị phát ban, nhức đầu,
chóng mặt, nguy hiểm hơn là có thể gây khó thở.
Chất glycosides
trong dứa có tính kích thích nhất định đến da dẻ và vòm họng gây nên hiện tượng
ngứa cho bạn. Gốc amin trong dứa là một nitơ có chứa vật chất hữu cơ, nó làm
cho mạch máu thu hẹp và huyết áp tăng cao. Chính vì vậy nếu ăn quá nhiếu dứa bạn
sẽ cảm thấy đau đầu. Ngoài ra abdominal trong dứa cũng dẫn đến tiêu chảy, buồn
nôn, dị ứng và nghiêm trọng là gây shock.
Biểu hiện dị ứng khi ăn dứa là đau bụng
quằn quại dẫn đến nôn mửa, tiêu chảy, thường kèm theo triệu chứng ngứa ngáy
toàn thân; miệng lưỡi tê dại kèm theo chảy mồ hôi, khó thở, nổi mề đay. Nghiêm
trọng hơn, có người còn bị sốc do cơ địa quá nhạy cảm. Nguyên nhân dẫn đến hiện
tượng này là do men phân giải protein có trong dứa. Loại men này làm tăng sức
thẩm thấu của niêm mạc dạ dày và dẫn đến protein dị tính đại phân tử có trong
đường ruột, dạ dày thấm vào dịch máu gây phản ứng đối với cơ thể người nhạy cảm.
Trong
thực tế, có người ăn dứa đã gặp tai biến, thậm chí tử vong, đó là ngộ độc dứa.
Về tiêu hóa, có những triệu chứng của ngộ độc thức ăn: Đau bụng dữ dội, nôn
mửa, ỉa chảy. Về hô hấp, tuần hoàn, có thể có mạch nhanh nhỏ, khó thở, huyết áp
hạ. Nguyên nhân là do bạn ăn phải những quả dứa dập nát, chin mùi, nhiễm vi nấm
có độc tính cao gây ngộ độc. Khi bị ngộ độc dứa nên cố gắng cho
bệnh nhân nôn ra (càng sớm càng tốt), sau đó cho uống nước chè đường và nhanh
chóng đưa đến bệnh viện.
Khi chọn dứa, bạn nên chọn quả tươi, quả
to nặng, chín có mùi thơm và có lá xanh mướt. Vỏ dứa có màu xanh đậm, vàng hoặc
đỏ vàng nhưng không được có vết thâm hoặc chấm nâu... Để tránh dị ứng, sau khi
gọt vỏ dứa xong hãy cắt thành từng miếng rồi cho vào nước muối nhạt ngâm trong
khoảng 10 phút, men phân giải protein sẽ bị ức chế trong nước muối. Ngâm như vậy cũng sẽ không bị rát lưỡi
khi ăn dứa mà còn có thể làm giảm kích thích niêm mạc miệng và lưỡi, đồng thời
sẽ thấy dứa thơm, ngọt hơn. Nếu
có cơ địa dị ứng, tốt nhất, nên sử dụng dứa đã qua chế biến (xào, nấu canh).
Dưới tác dụng của nhiệt, khả năng gây dị ứng của dứa sẽ không còn.
Chủ nhiệm khoa dinh dưỡng trường đại học
Giao thông Thượng Hải (Trung Quốc) đưa ra lời khuyên cho các bạn thích ăn dứa,
các bạn có thể xào dứa, nấu
canh như vậy sẽ giảm đi những
tác dụng của abdominal có trong quả dứa.
Ngoài ra với những
bạn không thích dùng dứa để nấu ăn thì có thể gọt sạch vỏ sau đó ngâm dứa trong nước muối 30 phút rồi ăn cũng sẽ cho hiệu quả tương
đương với dứa đã được nấu chín.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét