Kiwi là một loại quả có nguồn gốc từ vùng núi phía tây nam
Trung Quốc và đã không thực sự được biết đến trên thế giới cho đến đầu thế kỷ
20 khi người nông dân ở New Zealand phát hiện ra loại trái cây này và bắt đầu lai tạo nó như là một cây trồng
thương mại. Kiwi thuộc họ Ericales, cùng họ với quả việt quất, cây bụi trà và
quả hạch Braxin. Tuy mới được nhập khẩu
vào Việt Nam chỉ mấy năm gần đây nhưng kiwi đã nhanh chóng được người tiêu dùng
yêu thích bởi hương vị “ vừa quen vừa lạ”
hấp dẫn của nó.
Các tác giả nghiên cứu người New
Zealand McGhi đã chỉ ra
rằng trong trái kiwi và trái bơ có nguồn
vitamin E tốt nhất. Khi sấy khô vỏ trái kiwi, các nhà nghiên cứu đã nhận dạng
ba hợp chất của vitamin E, trong đó có hai hợp chất đã được biết đến và một hợp
chất mới là delta-tocomonoenol tham gia hoạt động chống oxy hóa. Hợp chất mới
này đã được xác nhận có tính năng phòng ngừa sự oxy hóa lipid gây tổn hại tế
bào và có tỉ lệ gần tương đương với hợp chất alpha-tocopherol chống oxy hóa
hiệu quả nhất. Còn theo các nhà khoa học ở Viện Boyce
Thompson tại Cornell thì kiwi có hàm lượng vitamin C rất cao và thành phần dinh dưỡng cân bằng các
khoáng chất, chất xơ và các lợi ích sức khỏe khác nên loại quả này từ lâu đã được
gọi là “vua của các loại trái cây”.
1. Phòng và điều trị các bệnh hô hấp
Khi
nghiên cứu 479 người từ 18 đến 65 tuổi, các bác sĩ nhận thấy những người có
nồng độ vitamin C hoặc selen trong huyết tương cao hơn thì chức năng phổi được
cải thiện đáng kể (Pearson P. et al., Eur J. Clin. Nutr.. 2005). Chứng thở khò
khè ở trẻ em cũng giảm đi nếu ăn nhiều trái cây giàu vitamin C. Khi trẻ ăn mỗi
tuần 1-2 quả Kiwi, chứng thở khò khè giảm đi 24%, còn đối với người ăn từ 5-7
quả một tuần, con số này là 41%.
Ngoài ra kết quả nghiên cứu khoa học
ở nước Ý trên 18.000 trẻ em từ 6 - 7 tuổi còn cho thấy các chứng ho liên hồi sẽ
giảm tới 27 %, chứng khó thở giảm 32%, hiện tượng chảy nước mũi giảm 28 %,
chứng thở khò khè kéo dài giảm 41 % và chứng ho kinh niên giảm tới 25 % vì
trong kiwi có chứa lượng Vitamin C rất cao.
2. Phòng ngừa các bệnh tim mạch
Quả
kiwi với nồng độ vitamin C cao nhất, gấp hai lần một quả cam. Ăn một quả Kiwi
mỗi ngày có thể ảnh hưởng lớn tới nồng độ vitamin C trong huyết tương, làm tăng
lượng vitamin C thêm khoảng 40μ M/L, đồng thời làm giảm 20% tỷ lệ tử vong. Một
nghiên cứu trên 2.700 người chứng minh rằng những người có nồng độ vitamin C trong
huyết tương cao thì nguy cơ mắc bệnh động mạch vành sẽ thấp hơn 33%. Một
nghiên cứu khác của các nhà khoa học thuộc Đại học Oslo (Na Uy) cũng cho thấy
ăn 2 - 3 quả kiwi mỗi ngày trong
vòng 28 ngày giúp giảm đông máu và giảm mỡ máu, vì thế phòng ngừa được các bệnh về
tim mạch.
Ăn kiwi vào mỗi buổi sáng có hiệu
quả tương tự như thuốc aspirin đối với tim mạch (giảm hiện tượng tắc nghẽn mạch
máu mà không gây tác dụng phụ).
3. Kiểm soát huyết áp
Tăng huyết áp là một trong những
nguy cơ đối với các bệnh tim mạch, và là nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh đột
quỵ. Kiwi là nguồn cung cấp dồi dào chất điện phân potassium. Potassium đóng
vai trò quan trọng trong các tế bào để giữ các chất lỏng và chất điện phân
trong cơ thể luôn cân bằng, giúp kiểm soát nhịp tim và huyết áp bằng cách chống
lại tác dụng của natri.
4.
Chống
ung thư
Quả
kiwi chứa nhiều chất flavonoid và carotenoid (hợp chất chống ôxy hóa). Đây là
những hợp chất đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ các DNA không bị hủy
hoại do quá trình ôxy hóa, vì thế giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư.
5. Hỗ
trợ điều trị tiểu đường
Kiwi có chỉ số đường huyết thấp dao
động từ 52mg trong 120g quả. Vì vậy các bác sĩ khuyến khích nên thường xuyên ăn
kiwi để có tác dụng làm ổn định lượng đường trong máu các bệnh nhân, duy trì
chúng ở mức tiêu chuẩn cho phép. Trên cơ sở đó có thể hạn chế tối đa được những
biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường gây ra. Ngoài ra chỉ số đường huyết
thấp của kiwi còn có tác dụng giảm lượng thời gian hấp thụ đường và tinh bột
trong thức ăn của cơ thể. Từ đó giảm cơn thèm ăn của người bệnh, thúc đẩy
chuyển hóa các loại chất béo bên trong hiệu quả hơn.
Mặt khác, hàm lượng magiê cao trong
kiwi giúp làm giảm nguy cơ phát triển của bệnh đối với những bệnh nhân mắc tiểu
đường loại 2. Một nghiên cứu khoa học thực hiện trên 42.000 nam giới và 85.000
nữ giới kéo dài 12-18 tháng về mối quan hệ giữa magiê với bệnh tiểu đường đã
chỉ ra rằng hàm lượng hấp thụ vào cơ thể càng lớn thì nguy cơ phát triển của
bệnh tiểu đường càng thấp. thêm vào đó, những người hấp thụ nhiều magiê thì
nguy cơ bệnh tiểu đường loai 2 phát triển ở nữ giảm 4% và nam giới tới 33%.
6. Bảo vệ mắt
Kiwi
là nguồn cung cấp nguồn dồi dào lutein và zeaxanthin – hai thành phần hóa học
tự nhiên có trong mắt giúp ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng, tăng nhãn áp và đục
thủy tinh, giúp mắt luôn khỏe mạnh. Một nghiên cứu khoa học được xuất bản vào
tháng 6 năm 2004 trong tạp chí “Archives of Opthamology” (của Hội Liên hiệp Y
khoa Mỹ) cũng nói rằng, việc ăn 3 hoặc nhiều hơn các phần ăn có trái cây (bao
gồm quả kiwi) mỗi ngày có thể làm giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh thoái hóa võng
mạc khi lớn tuổi, đó là lý do chính làm giảm thị lực ở những người lớn tuổi.
7.
Chống
lại bệnh liệt dương
Kiwi
chứa nhiều axít amin arginine- một chất có tác dụng điều trị các rối loạn chức
năng tình dục ở nam giới.
8.
Tốt
cho phụ nữ mang thai và thai nhi
Theo hãng tin Times News Network, quả
kiwi rất tốt cho thai phụ. Thai phụ thường cần khoảng 400 - 800 microgram a xít
folic cho sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi trong giai đoạn đầu của thai kỳ.
Trong kiwi có chứa rất nhiều chất folate thiết yếu cho thai phụ trong suốt thời
kỳ. Folate có khả năng giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh ở thai nhi và làm tăng
các tế bào máu ở dạ con.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét